Theữađậunàxổ số cà mauo nghiên cứu của U.S Soy, một thương hiệu hàng đầu về đậu nành tại Mỹ, thị trường sữa thực vật đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các chuyên gia dự đoán rằng giá trị thị trường toàn cầu của sữa làm từ thực vật sẽ tăng trong suốt thập kỷ tới cho đến khi đạt gần 35 tỉ USD vào năm 2033. Nhu cầu về sữa làm từ thực vật ngày càng tăng là do nhiều yếu tố, bao gồm sự gia tăng chế độ ăn uống linh hoạt, lành mạnh hơn và do tình trạng dị ứng với các sản phẩm sữa từ động vật.
Trong xu thế tiêu dùng dinh dưỡng từ thực vật đang gia tăng trên toàn cầu hiện nay, sữa đậu nành luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Bên cạnh lý do hương vị đã quen thuộc với người tiêu dùng nhiều năm nay, thì quan trọng hơn, đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm hàng đầu cho cơ thể.
Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ hàm lượng đạm trong hạt đậu nành cao bậc nhất trong các loại đậu khác dùng làm thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen... Cụ thể, trong 100 gr hạt đậu nành chứa tới 34 gr đạm. Các giống đậu nành mới hiện nay, hàm lượng đạm còn có thể cao hơn 40 gr trong 100 gr hạt.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, đạm đậu nành có giá trị cao, chứa đầy đủ các loại a xít amin thiết yếu cho cơ thể con người (đây là các a xít amin mà cơ thể người không tự tổng hợp được, phải hấp thu qua các loại thực phẩm). Đánh giá khả năng tiêu hóa đạm (PDCAAS) và chỉ số a xít amin thiết yếu có thể tiêu hóa (DIAAS) cho thấy đạm đậu nành là đạm chất lượng cao, các chỉ số chất lượng đều cao hơn hẳn các nguồn đạm thực vật khác và ngang bằng hoặc cao hơn so với một số nguồn đạm từ động vật như thịt, trứng.
Các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành ngoài đạm còn có chứa các thành phần khác như chất béo thực vật giàu a xít béo chưa bão hòa, không chứa cholesterol, giàu chất xơ, các loại vitamin A, B, D, E và khoáng chất. Đồng thời thực phẩm từ đậu nành cũng là nguồn cung cấp isoflavone độc đáo và dồi dào.
Chính vì thế, việc tiêu thụ thực phẩm chứa đạm đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp thực phẩm này trở thành một "vũ khí dinh dưỡng" trong thời đại mới. Trang thông tin về đậu nành của Mỹ soyconnection.com đã dẫn chứng một loạt nghiên cứu khoa học cho thấy những lợi ích của đạm đậu nành như giúp giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu khoa học này cũng đã được FDA đồng tình. Các nghiên cứu cũng cho thấy dinh dưỡng từ đậu nành hỗ trợ xây dựng cơ bắp, duy trì chức năng vận động, tăng cường khả năng chống viêm cho cơ thể...
Sử dụng nguồn nguyên liệu là đậu nành, sữa đậu nành cũng được thừa hưởng những thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của loại hạt này, nhờ thế mang lại nhiều ý nghĩa cho sức khỏe người dùng. Chưa kể, rất nhiều sản phẩm sữa đậu nành được trên thị trường đều được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, vitamin D và vitamin A. "Nếu bạn đang thay thế nguồn động vật bằng các sản phẩm thay thế từ thực vật, việc lựa chọn các sản phẩm tăng cường dinh dưỡng có thể là một lựa chọn tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn", trang thông tin về đậu nành của Mỹ soyconnection.com cho biết.
Bên cạnh lợi ích sức khỏe, sữa đậu nành còn trở thành giải pháp dinh dưỡng của thời hiện đại nhờ một loạt lợi ích cho cuộc sống của nó. Đó là sự tiện lợi, nhiều sản phẩm sữa đậu nành đóng chai, đóng hộp giấy giúp người uống có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng mang theo khi đi làm, đi học, đi chơi. Những sản phẩm có thể mua và uống liền, tiết kiệm thời gian chế biến, có nhiều ý nghĩa đối với người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh cuộc sống hối hả ngày nay. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, không chứa chất bảo quản, không biến đổi gen, trong quá trình sản xuất, các đơn vị - đơn cử như Vinasoy với sữa đậu nành Fami - còn loại trừ các yếu tố đầy bụng, khó tiêu của đậu nành - giúp người tiêu dùng dễ sử dụng.
Trong thông điệp truyền thông về việc sử dụng đạm thực vật trong khẩu phần ăn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh đậu đỗ và các loại hạt thực phẩm là nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng trong bữa ăn hằng ngày đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Mỗi người trưởng thành có thể tiêu thụ khoảng 50-100 gram đậu đỗ hạt và sản phẩm từ đậu đỗ hạt mỗi ngày.
Là loại sữa thực vật đáp ứng tốt bậc nhất về mặt dinh dưỡng và đạm, sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc thực vật được "Hướng dẫn ăn kiêng cho người Mỹ" khuyên dùng để giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từ sữa.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, một người trưởng thành thông thường nên uống 1 ly sữa đậu nành (tương đương 200 ml) mỗi ngày, tuy nhiên tùy thể trạng có thể uống 2 - 3 ly một ngày. Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở nên đã có thể làm quen với sữa đậu nành.